CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM CỦA NÓ
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường được nghe nhắc nhiều đến công nghệ “sơn tĩnh điện” và trong gia đình có không ít đồ đạc được áp dụng công nghệ sơn này, tuy nhiên không phải ai cũng biết đó là loại sơn gì. Trong bài viết này, nhôm Trường Thành sẽ giải đáp một cách cụ thể về: công nghệ sơn tĩnh điện là gì và những ưu điểm của nó so với các công nghệ sơn khác.
Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?
Công nghệ sơn tĩnh điện có tên gọi khoa học là Electrostatic Power Coating Technology, được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950. Trải qua hành trình hơn 70 năm cải tiến và phát triển, công nghệ sơn tĩnh điện ngày nay đã mang đến chất lượng sản phẩm vượt trội với giá thành hợp lý.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất công nghệ sơn tĩnh điện là quá trình phủ một lớp bột khô được gia nhiệt, hay còn gọi là nhựa dẻo. Khác với các loại sơn thông thường là dùng nước hoặc dung môi thì sơn tĩnh điện áp dụng phương pháp tích điện cho bột sơn với mục đích tạo một liên kết bền vững với các chi tiết cần phủ.
Theo nguyên lý, dòng điện mang điện tích dương (+) sẽ luôn gắn chặt với điện tích âm (-). Chính vì thế mà sơn tĩnh điện mang lại chất lượng đồng đều trên toàn diện tích bề mặt cần sơn phủ và độ gắn kết cao.
Các loại sơn tĩnh điện hiện nay
Có hai dạng sơn tĩnh điện là dạng khô và dạng ướt:
- Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): đây là dạng phun bột trực tiếp không pha, phương pháp này thường được ứng dụng cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt, thép, nhôm, inox…
- Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Là phương pháp bột sơn sẽ pha cùng dung môi hoặc nước, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ…
Trên thực tế, sơn tĩnh điện dạng bột thường được sử dụng phổ biến hơn bởi hiệu quả che phủ cũng như tiết kiệm hơn so với phương pháp sơn tĩnh điện dạng ướt.
Xưởng sản xuất sơn tĩnh điện của Nhôm Trưởng Thành
Nguyên lý hoạt động của công nghệ sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh được được áp dụng nguyên lý điện tử nhằm tạo nên sự bám dính cho màng sơn. Lớp sơn sẽ được phủ trên bề mặt vật liệu bằng một loại súng phun sơn đặc biệt, khi bột sơn đi qua súng sẽ được đun nóng, lúc này những hạt sơn sẽ mang điện tích (+) tại đầu kim phun, sau đó, những hạt sơn này sẽ đi qua kim phun và di chuyển theo điện trường để tới vật liệu cần sơn mang điện tích (-). Nhờ vào lực hút của các ion điện tích mà bột sơn sẽ bám vào các vật liệu sơn. Phương pháp này được đánh giá cao về việc sẽ giúp cho bột sơn được bám phủ một cách đồng đều quanh vật liệu được sơn và có thể di chuyển đến các vị trí gấp khúc hoặc góc khuất.
Bột sơn tĩnh điện là vật liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sơn tĩnh điện. Thành phần của bột sơn tĩnh điện bao gồm: Hợp chất polymer hữu cơ (organic polymer), curatives, bột màu, chất làm đều màu, và các chất phụ gia khác. Tất cả các chất này sẽ được trộn lại với nhau, sau đó được làm nóng chảy để trở thành một hỗn hợp đồng nhất, khi nguội sẽ được nghiền thành dạng bột mịn và được gọi là bột sơn tĩnh điện.
Có 4 loại bột phổ biến trên thị trường hiện nay chính là: Bóng (Gloss), Mờ (Matt), Cát (Texture) và Nhăn (Wrinkle) sử dụng cho hai điều kiện trong nhà và ngoài trời.
Những ưu điểm của sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng được phổ biến hết sức rộng rãi, lý do là bởi vì công nghệ sơn tĩnh điện có hàng loạt các ưu điểm nổi bật so với các phương pháp sơn khác, chúng ta có thể kể đến như sau:
- Tính kinh tế cao
Đối với sơn bột tĩnh điện, trong quá trình sử dụng có đến >99% bột sơn dư được thu hồi và tái sử dụng mà không hề bị giảm chất lượng. Bên cạnh đó công nghệ này cũng không cần sơn lót nên chi phí được tiết kiệm đáng kể, thời gian đưa sản phẩm vào sử dụng sau khi sơn được rút gọn nhanh chóng, sau khi hoàn thành lớp sơn cuối cùng khoảng 20 sau bề mặt khô ráo là có thể đưa vào sử dụng. Trong khi đó, đối với các loại sơn thông thường phải mất khoảng vài ngày để lớp sơn được khô ráo mới có thể sử dụng được.
- Độ bền cao
Sơn tĩnh điện có liên kết rất tốt và kèm theo khả năng chống xước, các liên kết ion có độ bền vững cao, độ cứng vượt trội rất khó bị phá vỡ, chính vì thế mà hạn chế được khả năng trầy xước, phai màu, ăn mòn… một cách hiệu quả, đây là lý do vì sao các vật dụng được sơn tĩnh điện sau nhiều năm vẫn bền màu và đẹp.
- Tính thẩm mỹ cao
Sơn tĩnh điện cho thành phẩm đẹp do có cấu trúc bền vững, đồng thời sự liên kết chặt chẽ giữa các phần tử sơn cho sản phẩm bền màu như mời theo thời gian sử dụng.
- Thân thiện với môi trường
Nếu như đối với các loại sơn thông thường phải pha chế nhiều chất hóa học khác nhau để có được sự kết dính, điều này tạo nên chất thải khó phân hủy, gây độc hại cho môi trường thì sơn tĩnh điện với nguyên lý tích điện (+) (-) tạo nên sức hút bền vững, chỉ sử dụng bột sơn mà không cần thêm chất phụ gia nên rất thân thiện với môi trường.
- Về đặc tính sử dụng
Quy trình sơn tĩnh điện khá đơn giản, được tự động hóa bằng súng sơn sẽ giúp tiết kiệm nhân công, đồng thời bột sơn khi chưa bám lên bề mặt cũng được tái sử dụng, việc vệ sinh rất dễ dàng khi bị bám lên quần áo hoặc các thiết bị khác trong quá trình thi công mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước.
Hiện nay, công ty TNHH SX Nhôm Trường Thành áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong quá trình sản xuất nhôm thanh định hình. Với những ưu điểm của công nghệ này, sản phẩm nhôm thanh của công ty Trường Thành đạt được tính thẩm mỹ cao cùng với độ bền lên tới 10, 15 năm, bề mặt sản phẩm luôn sáng bóng, dễ vệ sinh. Nhôm hệ của Trường Thành có đa dạng màu sắc với các màu chính như: màu ghi, màu cafe, màu trắng, màu xám đá, màu vàng ngọc trai và màu vân gỗ phù hợp với thị hiếu của khách hàng và từng công trình và có thể làm theo yêu cầu.
Trên đây là những thông tin cơ bản về công nghệ sơn tĩnh điện và những ưu điểm nổi bật của phương pháp này, nếu còn có những băn khoăn xoay quanh vấn đề này bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo Hotline 1900 0061 để được tư vấn và giải đáp một cách chi tiết nhất.