Khám phá công nghệ sơn tĩnh điện trong sản xuất nhôm định hình
Thanh nhôm định hình là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dân dụng. Để vật liệu này có được độ bền đẹp như mong muốn, các đơn vị sản xuất đã áp dụng quy trình sơn tĩnh điện bằng công nghệ hiện đại. Vậy sơn tĩnh điện thực sự là gì? Liệu rằng quy trình sơn tĩnh điện trong sản xuất thanh nhôm định hình có phức tạp? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây, độc giả hãy cùng theo dõi nhé.
Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?

Công nghệ sơn tĩnh điện đang trở thành xu hướng hiện nay
Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn màu phổ biến, được sử dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất nhôm. Đây là quá trình phun sơn bột lên bề mặt nhôm, sau đó dưới tác động của lực tĩnh điện thì lớp bột sẽ tan chảy và đông cứng trên bề mặt tạo nên liên kết bền vững, bám dính tốt. Hiện nay trên thị trường có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện phổ biến như sau:
Công nghệ sơn tĩnh điện khô (Sử dụng sơn bột): Được ứng dụng sơn trên các bề mặt kim loại như nhôm, inox, sắt thép…
Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (Sử dụng dung môi): Được ứng dụng sơn trên các sản phẩm gỗ, nhựa…
Quy trình sơn tĩnh điện trong sản xuất nhôm định hình
Dây chuyền sơn tĩnh điện trong nhà máy sản xuất Nhôm Trường Thành
Để đảm bảo an toàn khi vận hành cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm, chúng ta cần tuân thủ quy trình sơn tĩnh điện thông qua các bước sau đây:
Bước 1: Xử lý bề mặt
Đây là bước quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến tuổi thọ cũng như độ bền của sản phẩm hoàn thiện. Hơn thế nữa, việc xử lý bề mặt thanh nhôm còn giúp bột sơn lên màu đẹp hơn, bám dính tốt hơn. Cụ thể tại công đoạn đầu tiên này, các tạp chất có trên bề mặt thanh nhôm (gỉ sét, chất bẩn, dầu mỡ…) sẽ được loại bỏ thông qua việc sử dụng những hóa chất chuyên dụng được chứa trong các hệ thống bể. Chi tiết hơn công việc cần thực hiện như sau:
– Kiểm tra tiêu chuẩn, nồng độ chất trong các bể tẩy dầu mỡ, bể rửa nước sạch, bề tẩy rỉ sét, bể định hình bề mặt, bể photphat hóa bề mặt, bể thụ động hóa sản phẩm.
– Tiến hành xử lý bề mặt thanh nhôm trước khi sơn:
Phân chia các thanh nhôm định hình theo tiêu chí cụ thể như chất liệu, màu sắc, đơn hàng. Việc sắp xếp sản phẩm cần đảm bảo không che khuất nhau, không ép sát nhau đồng thời phải dễ dàng thoát nước.
Các sản phẩm sơn được đưa vào các lồng thép không rỉ sau đó được nhúng vào bể xử lý bề mặt.
Lưu ý thời gian ngâm các sản phẩm trong bể hóa chất cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu kỹ thuật.
Bước 2: Cromate nhôm
Cromate nhôm chính là quá trình tiền xử lý sơn tĩnh điện. Tại bước này, thợ sơn sẽ tiến hành nhúng thanh nhôm định hình vào bể hóa chất Crom. Các bể chứa này thường được xây bằng chất liệu bê tông và phủ ngoài bằng nhựa Composite.
Trong quá trình xử lý bề mặt thanh nhôm sẽ tạo ra lớp màng cromate. Chính lớp màng ổn định này sẽ giúp bề mặt nhôm được bảo vệ khỏi sự ăn mòn, oxy hóa đồng thời tạo chân bám cho lớp sơn phủ.
Bước 3: Làm khô
Các thanh nhôm định hình sau khi xử lý bề mặt xong sẽ được làm khô trước khi phun sơn tĩnh điện. Việc làm khô nhằm giúp đảm bảo độ bám dính giữa nhôm và bột sơn.
Bước 4: Phun sơn
Đặc tính của sơn tĩnh điện là dạng sơn bột. Chính vì thế khả năng bám dính lên bề mặt thanh nhôm là không cao nên phải nhờ đến lực tĩnh điện. Lúc này buồng phun sơn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thu hồi bột sơn thừa để tái sử dụng lần sau. Các công đoạn tiếp theo bao gồm:
– Chuẩn bị xếp vật liệu vào trong buồng sơn:
Kiểm tra các yếu tố như bề mặt cơ khí, bề mặt xử lý hóa chất, móc treo…
Sử dụng khí nén xịt sạch bề mặt sản phẩm. Hướng xịt cần quay ra ngoài.
Móc treo sản phẩm phải chắc chắn, có khả năng dẫn điện tốt, sạch sẽ. Đặc biệt vị trí móc treo cần đảm bảo không để lại dấu móc sau khi sấy hoặc sơn.
Khoảng cách các thanh nhôm treo lên cần cách nhau tối thiểu 100 – 200mm.
– Tiến hành phun sơn:
Kiểm tra các thiết bị trước khi phun: Súng sơn, điện, vòi phun, hơi, đèn chiếu sáng, tiếp mát, quạt hút buồng phun.
Tay súng sơn luôn cần vuông góc với bề mặt thanh nhôm. Nếu phun thủ công thì cần đảm bảo khoảng cách từ súng sơn đến bề mặt là 10 – 15cm, đối với phun tự động là từ 20 – 25cm.
Bước 5: Sấy sơn
– Sau khi phun xong thì các thanh nhôm định hình sẽ được đưa vào lò sấy trong thời gian 10 phút với khoảng nhiệt giao động từ 180 độ C đến 200 độ C. Việc xếp các thanh nhôm vào lò cần cẩn thận nhằm tránh va chạm nhau. Để đảm bảo chất lượng thành phẩm, lò sấy cần đạt được một số tiêu chí sau:
Lò sấy hoạt động ổn định, hiệu suất sử dụng nhiệt tối ưu.
Lò sấy phù hợp với nhu cầu và công suất.
Lò sấy cần đơn giản trong quy trình vận hành, dễ dàng thay thế hay sửa chữa.
Bước 6: Kiểm tra và đóng gói
Kiểm tra thành phẩm dựa vào các tiêu chí như: Màu sắc, mức độ phủ kín, độ đồng đều, độ bám dính…
Đóng gói: Chỉ đóng gói đối với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
Ưu điểm của sơn tĩnh điện trong sản xuất nhôm định hình
Công nghệ sơn tĩnh điện mang đến sản phẩm sắc nét với độ bền vượt trội
Lợi ích kinh tế cao
Việc sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện trong sản xuất nhôm thanh định hình sẽ giúp tiết kiệm chi phí. Lý do vì:
– Nguyên liệu được sử dụng triệt để, bột sơn dư thừa có thể tái sử dụng, không cần sử dụng thêm sơn lót.
-Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí nhân công (Khi sử dụng hệ thống phun bằng súng tự động).
Độ bền thanh nhôm vượt trội
Việc áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ giúp ngăn không khí và hơi ẩm tiếp xúc bề mặt thanh nhôm, từ đó hạn chế quá trình ăn mòn, oxy hóa. Chính điều này giúp cho thanh nhôm có độ bóng mịn cao, không bong tróc, tuổi thọ có thể lên đến hơn 15 năm. Ngoài ra bảng màu sắc đa dạng cũng giúp cho sản phẩm nhôm phù hợp với nhiều công trình.
An toàn cho sức khỏe
Việc sử dụng bột sơn tĩnh điện trong sản xuất thanh nhôm định hình không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Lý do vì bột sơn là chất rắn, không dễ bay hơi trong không khí. Tuy nhiên trong quá trình sơn, thợ sơn vẫn nên thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo hộ lao động như: Đeo khẩu trang, găng tay, kính chắn, mặc quần áo dài…
Tất nhiên bên cạnh những ưu điểm thì công nghệ sơn này cũng tồn đọng một số hạn chế như:
– Tốn kém chi phí đầu tư ban đầu cho các hạng mục như lò sấy, súng phun, bộ nguồn nén khí.
– Đòi hỏi trình độ tay nghề của công nhân phải cao, quy trình phải nắm rõ. Điều này trực tiếp khiến đơn vị sản xuất phải bỏ thêm chi phí để đào tạo.
Địa chỉ cung cấp nhôm thanh định hình uy tín số 1 Việt Nam
Sản phẩm nhôm thanh định hình đến từ thương hiệu Nhôm Trường Thành luôn được thị trường đón nhận
Nhôm Trường Thành là một trong những đơn vị sản xuất nhôm thanh định hình chất lượng số 1 Việt Nam. Các sản phẩm nhôm thanh cao cấp đều được nhà máy áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện giúp mang đến hiệu quả thẩm mỹ cùng độ bền vượt thời gian. Bên cạnh đó, thương hiệu Nhôm Trường Thành còn xứng đáng là lựa chọn hàng đầu nhờ những lí do sau:
– Đơn vị sở hữu hệ thống nhà máy quy mô lớn tại 2 miền Nam Bắc, có khả năng cung ứng số lượng lớn nhôm thanh định hình cao cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Theo thống kê, tổng sản lượng dự kiến năm 2022 mà Nhôm Trường Thành cung cấp ra thị trường là 48.000 tấn nhôm.
– Quy trình sản xuất khép kín, hiện đại với hệ thống máy móc tiên tiến, được nhập khẩu từ nước ngoài giúp sản phẩm nhôm thanh định hình luôn đạt chất lượng cao nhất.
Quý khách hàng có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ số hotline 1900 0061. Nhôm Trường Thành cam kết sẽ mang đến cho người dùng những sản phẩm tốt nhất cùng giá thành cạnh tranh nhất.