SƠN TĨNH ĐIỆN LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN

kiểm tra sơn tĩnh điện

post

Sơn tĩnh điện là công nghệ được áp dụng hết sức phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp, được đánh giá là một phương pháp bảo vệ bề mặt vật liệu tiên tiến có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên với nhiều người khái niệm này còn mới và khá nhiều lạ lẫm. Vậy sơn tĩnh điện là gì, những điều cần biết về sơn tĩnh điện sẽ được giải đáp một cách cụ thể trong bài viết dưới đây. 

 

SƠN TĨNH ĐIỆN LÀ GÌ?

Sơn tĩnh điện là quá trình phun sơn bột lên bề mặt kim loại, sau đó gia nhiệt khiến cho lớp bột đó chảy ra, đông cứng lại trên bề mặt kim loại hình thành nên một lớp bảo vệ vững chắc.

Sơn tĩnh điện được sử dụng dưới dạng bột khô, chúng được chứa ở các hệ thống cung cấp bột sơn trong dây chuyền bột sơn. Bột sơn sẽ được dẫn từ hệ thống cấp sơn đến buồng phun sơn, sau đó được phun qua súng phun. Bột sơn sẽ được tích điện tích dương  (+), trong khi các vật liệu cần sơn sẽ được tích điện tích âm (-). Với nguyên lý điện trái dấu sẽ hút nhau nên các hạt sơn bột sẽ dễ dàng bám đều lên bề mặt vật liệu, ngay cả ở những góc khuất hay các kẽ nhỏ.

Kết thúc quá trình phủ sơn trên bề mặt, vật liệu sẽ được đưa vào phòng gia nhiệt từ 120 – 200 độ C trong 15 – 20 phút tùy vào sản phẩm. Hệ thống sấy đối lưu sẽ khiến các hạt sơn bột nóng chảy, tạo nên một liên kết chặt chẽ với bề mặt vật cần thực hiện.

Nhà máy sản xuất sơn

Dây chuyền sản xuất sơn tĩnh điện của Nhôm Trường Thành

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SƠN TĨNH ĐIỆN

Những vật liệu có thể áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện

Công nghệ sơn tĩnh điện được ứng dụng với đa dạng các vật liệu khác nhau như: kim loại, nhựa, bê tông, đặc biệt cho hiệu quả tốt nhất đối với bề mặt thép, hợp kim, nhôm.

Các loại sơn tĩnh điện chính

Xét theo tính chất, chúng ta có thể chia sơn tĩnh điện ra làm hai loại là loại dẻo và loại cứng.

  • Loại dẻo: là loại có thể trở nên rất mềm khi bị ra nhiệt, giúp loại bỏ các liên kết hóa học cứng. Điều này giúp sơn hoàn toàn có thể tái tạo được. Loại sơn tĩnh điện dẻo thường có xu hướng dày hơn và chịu nhiệt tốt hơn, đồng thời không bị bong tróc khi gia nhiệt và chịu được ngoại lực tốt hơn. Chúng ta thường gặp sơn tĩnh điện dẻo ứng dụng trong các chi tiết phụ tùng ô tô, máy móc, tủ lạnh…
  • Loại cứng: được sử dụng rất phổ biến trong các sản phẩm nội thất, ngoại thất dụng cụ…những sản phẩm ít chịu nhiệt độ cao. Đặc điểm của loại sơn tĩnh điện cứng này là liên kết hóa học bị đóng rắn khiến chúng không thể tái tạo được.

Những ưu điểm của sơn tĩnh điện

Không phải tự nhiên mà phương pháp sơn tĩnh điện được áp dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp nhôm thanh định hình. Nguyên nhân là do những ưu điểm vượt trội của phương pháp này so với các phương pháp truyền thống khác, cụ thể như sau:

  • Tính kinh tế: Đối với phương pháp sơn thông thường, độ bám dính chỉ khoảng 30-40%, trong khi đó, độ bám dính của sơn tĩnh điện vào 60-70%. Đồng thời, các hạt sơn nếu chưa bám dính lên bề mặt kim loại đều có thể thu hồi và tái sử dụng trong thời gian dài.
  • Tính an toàn: Mặc dù, bột sơn tĩnh điện hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bạn vẫn cần phải bảo hộ đơn giản khi thực hiện sơn. Không như sơn thông thường có chứa các dung môi và hợp chất hữu cơ độc hại.
  • Thân thiện với môi trường: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy các hợp chất trong sơn thông thường có khả năng gây hại đến tầng ozon và cần nhiều chi phí để xử lý công nghiệp. Sơn tĩnh điện được làm từ bột sơn nhựa, nên không ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
  • Độ bền cao: Sơn tĩnh điện có khả năng chống mài mòn, trầy xước và mài mòn khác do liên kết nhiệt gây ra trong suốt quá trình sử dụng. Ngoài ra, lớp sơn tĩnh điện còn giữ màu sắc rất tốt dù tiếp xúc lâu dài với độ ẩm, ánh sáng mặt trời…

Nhược điểm của sơn tĩnh điện

Được đánh giá cao về những ưu điểm tuy nhiên sơn tĩnh điện cũng có những hạn chế nhất định. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này chính là khả năng đầu tư ban đầu. Việc mua sắm trang thiết bị sẽ tốn chi phí rất cao bởi hệ thống này rất phức tạp bao gồm súng phun và bộ nguồn nén khí. Bên cạnh đó cần đền hệ thống lò sấy khô và nguồn điện tạo điện áp cao cho súng phun. Đặc biệt với kỹ thuật sơn tĩnh điện cũng cần công nhân có kinh nghiệm, nắm rõ quy trình để mang đến chất lượng sản phẩm cao nhất.

 

Tại Công ty TNHH SX Nhôm Trường Thành, chúng tôi áp dụng quy trình sơn cao cấp giúp sản phẩm nhôm thanh định hình có thể được bảo hành lên đến 15 năm giữ được màu sắc bền đẹp. Nếu bạn còn băn khoăn về sản phẩm hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 1900 0061 để được giải đáp một cách cụ thể nhất.

 

Tags:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT NHÔM TRƯỜNG THÀNH

Giấy phép kinh doanh 0107434521 do sở KH&ĐT Hà Nội cấp ngày 16/05/2016

Email: cskh@nhomtruongthanh.vn

Hotline: 1900.0061
Điện thoại: 0243.868.5555

NHÀ MÁY HÀ NỘI

Lô CN 1B, Cụm CN Quất Động mở rộng, Thường Tín, Hà Nội

NHÀ MÁY LONG AN

Lô H23 - H28, đường N1, KCN Nam Thuận, Đức Hòa, Long An

Facebook
Chat ZaloChat Zalo
Youtube
TiktokTiktok
Hotline: 1900.0061 Liên hệ