QUY TRÌNH PHUN PHỦ SƠN NHÔM TẠI NHÀ MÁY NHÔM TRƯỜNG THÀNH
Phun phủ sơn nhôm bằng phương pháp sơn tĩnh điện được biết đến là một trong những phương pháp mang đến hiệu quả vượt trội giúp tăng độ bền của thanh nhôm và tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Cùng tìm hiểu quy trình phun phủ sơn nhôm tại nhà máy nhôm Trường Thành trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về phương pháp sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là công nghệ phun sơn bột lên bề mặt kim loại, sau đó tiến hành gia nhiệt khiến cho lớp bột đó chảy ra, đông cứng lại trên bề mặt kim loại hình thành nên một lớp bảo vệ vững chắc.
Sơn tĩnh điện được sử dụng dưới dạng bột khô, chúng được chứa ở các hệ thống cung cấp bột sơn trong dây chuyền bột sơn. Bột sơn sẽ được dẫn từ hệ thống cấp sơn đến buồng phun sơn, sau đó được phun qua súng phun. Bột sơn sẽ được tích điện tích dương (+), trong khi các vật liệu cần sơn sẽ được tích điện tích âm (-). Với nguyên lý điện trái dấu sẽ hút nhau nên các hạt sơn bột sẽ dễ dàng bám đều lên bề mặt vật liệu, ngay cả ở những góc khuất hay các kẽ nhỏ.
Kết thúc quá trình phủ sơn trên bề mặt, vật liệu sẽ được đưa vào phòng gia nhiệt từ 120 – 200 độ C trong 15 – 20 phút tùy vào sản phẩm. Hệ thống sấy đối lưu sẽ khiến các hạt sơn bột nóng chảy, tạo nên một liên kết chặt chẽ với bề mặt vật cần thực hiện.
Quy trình phun phủ sơn nhôm tại nhà máy nhôm Trường Thành
Hiện tại ở công ty TNHH SX nhôm Trường Thành, quy trình sơn tĩnh điện gồm có 5 bước cơ bản, cụ thể như sau:
Bước 1 – Xử lý bề mặt: Bước đầu tiên của quy trình sơn tĩnh điện chính là xử lý bề mặt qua bể nước, hoá chất để tẩy rửa dầu, đánh sạch các vụn nhôm vẫn còn sót trên bề mặt sản phẩm.
Bước 2 – Nhúng Crom: Sau quá trình làm sạch, thanh nhôm được nhúng vào bể hóa chất Crom, việc làm này nhằm tạo lớp bao phủ tốt cho việc bám dính giữa lớp màn sơn và kim loại. Các bể này có thể được xây bằng chất liệu: bê tông, thép, inox và được phủ nhựa Composite.
Bước 3 – Làm khô: Sản phẩm sau khi được xử lý bề mặt cần phải được làm khô trước khi sơn, sử dụng phương pháp làm khô bằng hơi nước để rút ngắn thời gian, đảm bảo độ bám dính của bột sơn và nhôm.
Bước 4 – Phun sơn: Đây chính là bước quan trọng nhất của quy trình sơn tĩnh điện. Do đặc tính của sơn tĩnh điện là dạng sơn bột nên độ bám dính của sơn lên bề mặt kim loại là nhờ lực tĩnh điện. Lượng bột sơn dư có thể tái sử dụng cho lần sơn sau, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khi sử dụng súng phun, bột sơn được trải đều trên bề mặt sản phẩm. Quy trình này được thực hiện trong buồng phun sơn được điều khiển tự động bằng máy tính.
Bước 5 – Sấy: Đây là công đoạn cuối cùng cho quy trình sơn tĩnh điện, thanh nhôm sau khi phun sơn sẽ được đưa vào buồng sấy bằng nhiệt độ trong khoảng
85°C đến 200°C.
Những ưu điểm nổi bật của sơn tĩnh điện
Đối với phương pháp sơn tĩnh điện được đánh giá cao vì những ưu điểm nổi bật điển hình như sau:
- Giúp tiết kiệm chi phí vì bột sơn chưa bám trên vật liệu hoàn toàn có thể thu lại để tái sử dụng được nhiều lần mà không hề làm giảm chất lượng, điều này mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Tuổi thọ của những sản phẩm được sơn tĩnh điện cao, độ bền và độ bóng sáng đẹp. Sơn tĩnh điện không bị ăn mòn bởi các hóa chất oxy hóa nên bảo vệ bề mặt nhôm được hiệu quả
- Màu sắc đa dạng, phù hợp cho nhiều công trình.
- Sơn tĩnh điện không chứa chất gây ung thư có hại, không giống như các phương pháp sơn phun chất lỏng truyền thống lạc hậu khác.
Với công nghệ tiên tiến được áp dụng trong quá trình sản xuất, các sản phẩm của nhôm Trường Thành đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và đặc biệt màu sơn bền đẹp lên tới 25 năm. Nếu bạn có bất cứ băn khoăn thắc mắc nào về sản phẩm hoặc quy trình phun phủ sơn nhôm tại nhà máy Nhôm Trường Thành hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 1900 0061 để được giải đáp một cách kịp thời nhất.